Tìm hiểu vi khuẩn HP – Thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn hình xoắn có thể sinh sống trong niêm mạc dạ dày con người. Chúng có khả năng tiết ra enzyme urease, giúp trung hòa acid dạ dày để tồn tại và phát triển.
1. Tại sao vi khuẩn HP nguy hiểm?
✔️ Gây viêm loét dạ dày – tá tràng
✔️ Làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
✔️ Khiến dạ dày khó hồi phục nếu không điều trị triệt để
✔️ Lây lan dễ dàng qua ăn uống, tiếp xúc
2. Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu bệnh nhân không được phát hiện, các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa để điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong do mất máu.
Theo Hội Khoa học Tiêu Hóa, tại Việt Nam có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số có nguy cơ mắc các bệnh dạ dày.
Các triệu chứng của viêm loét dạ dày thường gặp: đau bụng hoặc có cảm giác nóng rát, chán ăn, ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, đày hơi chướng bụng, phân có màu đen hoặc có máu,…Nếu gặp phải các triệu chứng trên người bệnh nên ra các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm nhất.
3. Vi khuẩn HP- Thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày. Vi khuẩn HP sống trong niêm mạc của dạ dày làm phá vỡ lớp bảo vệ dạ dày dẫn đến sự hình thành các vết loét. Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu bia, stress, lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm, ăn nhiều thực phẩm chua cay và chế độ sinh hoạt không khoa học cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori hay còn gọi là vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, chúng sống và phát triển trong dạ dày của con người. Nguyên lý hoạt động của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) : vi khuẩn HP tiết ra enzyme Urease để trung hòa axit trọng dạ dày à vi khuẩn HP có thể sinh sống và phát triển ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Quá trình hoạt động của HP gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến gây viêm loét dạ dày.
4. Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP
Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP: xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi dạ dày.
Xét nghiệm hơi thở (Urea Breath Test – UBT) là một trong những phương pháp phổ biến và áp dụng rộng rãi nhất để chẩn đoán vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Dưới đây là một số lý do tại sao phương pháp này được ưa chuộng và sử dụng phổ biến:
° Độ chính xác cao: Xét nghiệm hơi thở HP có độ chính xác rất cao trong việc phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn HP. Phương pháp này giúp xác định nhiễm vi khuẩn HP hiện tại, rất hiệu quả trong việc chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị.
° Không xâm lấn: Bệnh nhân không cần phải thực hiện thủ thuật phức tạp như nội soi dạ dày. Bệnh nhân chỉ cần thở vào một ống đặc biệt sau khi uống dung dịch chứa urea đánh dấu, làm cho quá trình chẩn đoán trở nên đơn giản và ít đau đớn.
° Thời gian thực hiện nhanh chóng: Phương pháp này chỉ mất khoảng 10-15 phút để hoàn thành, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và không phải trải qua quá trình chờ đợi lâu. Đồng thời, xét nghiệm hơi thở cũng có thể được thực hiện ngay tại cơ sở y tế mà không cần thiết bị phức tạp.
° Phù hợp cho nhiều đối tượng: Xét nghiệm hơi thở là phương pháp lý tưởng cho hầu hết các bệnh nhân, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Nó dễ dàng thực hiện và không đòi hỏi bệnh nhân phải chuẩn bị quá phức tạp.
° Theo dõi hiệu quả điều trị: Một ưu điểm lớn của xét nghiệm hơi thở HP là khả năng theo dõi sự hiệu quả của quá trình điều trị nhiễm vi khuẩn HP. Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị, xét nghiệm hơi thở có thể giúp bác sĩ xác nhận liệu vi khuẩn đã được tiêu diệt hay không, từ đó điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
° An toàn và ít tác dụng phụ: Không giống như một số phương pháp chẩn đoán khác như nội soi dạ dày, xét nghiệm hơi thở HP không gây đau đớn hoặc khó chịu, và cũng không có tác dụng phụ đáng lo ngại.
Kết luận: Trong bài viết này, Sakae Pharma đã chia sẻ về vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày, một căn bệnh phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Với sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, trong đó xét nghiệm hơi thở (UBT) đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp phát hiện và theo dõi tình trạng nhiễm vi khuẩn HP, việc điều trị trở nên dễ dàng và không xâm lấn. Việc nhận diện và điều trị kịp thời nhiễm vi khuẩn HP không chỉ giúp cải thiện sức khỏe dạ dày mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.