Tụt đường huyết là gì? Tại sao hay bị hạ đường huyết?
Tụt đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm thấp hơn mức bình thường, gây chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí bất tỉnh. Trong bài viết này, Sakae Pharma sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân tại sao hay bị hạ đường huyết sẽ giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn.
1. Tụt đường huyết là gì?
Tụt đường huyết (hay hạ đường huyết) xảy ra khi mức đường trong máu (glucose) giảm xuống dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L). Đây là hiện tượng thường gặp ở người tiểu đường đang điều trị, nhưng cũng có thể xảy ra ở người khỏe mạnh do ăn uống không điều độ hoặc tập luyện quá sức.
Các triệu chứng thường gặp của hạ đường huyết:
-
Run tay, đổ mồ hôi lạnh
-
Cảm giác đói dữ dội
-
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
-
Nhịp tim nhanh, hồi hộp
-
Khó tập trung, lú lẫn
-
Nặng hơn có thể gây ngất xỉu, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời
2. Tại sao bạn hay bị hạ đường huyết?
Việc thường xuyên bị hạ đường huyết có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
2.1. Dùng thuốc hạ đường quá liều
Người tiểu đường sử dụng insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết nếu không điều chỉnh đúng liều lượng có thể dẫn đến tụt đường nhanh chóng.
2.2. Bỏ bữa, ăn trễ hoặc ăn không đủ chất
Nếu bạn không ăn đúng giờ, ăn quá ít tinh bột hoặc bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ thiếu năng lượng, dễ gây hạ đường huyết.
2.3. Vận động thể chất cường độ cao
Tập luyện quá sức mà không nạp đủ năng lượng trước/sau buổi tập khiến đường huyết sụt giảm mạnh.
2.4. Uống rượu bia khi đói
Rượu làm gan giảm sản xuất glucose, đặc biệt nguy hiểm khi dùng lúc bụng rỗng.
2.5. Căng thẳng, stress kéo dài
Stress làm rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến khả năng điều hòa đường huyết.
3. Tụt đường huyết có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Nếu không xử lý kịp thời, hạ đường huyết có thể gây ra:
-
Co giật, ngất xỉu
-
Tai nạn giao thông do mất kiểm soát
-
Tổn thương não nếu tụt đường huyết kéo dài
-
Hôn mê hoặc tử vong trong trường hợp nặng
Điều đáng lo là nhiều người không nhận ra khi chỉ số đường huyết đang tụt, nhất là vào ban đêm hoặc khi làm việc.
4. Làm sao để phòng tránh tụt đường huyết?
– Ăn uống đều đặn
-
Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng
-
Ăn đủ tinh bột, protein và chất xơ
-
Mang theo đồ ngọt khi ra ngoài (kẹo, nước trái cây)
– Theo dõi đường huyết thường xuyên
Đây là yếu tố then chốt. Bạn cần biết chỉ số đường huyết của mình đang ở đâu để xử lý kịp thời trước khi tụt sâu.
Xem thêm video Hướng dẫn áp dụng nguyên tắc 15/15 để kiểm soát cơn tụt đường huyết
5. Linx CGM – Giải pháp đo đường huyết liên tục, cảnh báo tụt đường huyết ngay lập tức
Linx CGM là thiết bị cảm biến đường huyết hiện đại, chính xác, hoạt động bằng cách gắn trực tiếp lên tay hoặc mô mỡ, không cần chích máu ở đầu ngón. Thiết bị sử dụng công nghệ cảm biến giúp đo đường huyết liên tục 24/7 ngay cả khi bạn đang ngủ hoặc đang ăn.
Khi bạn tụt đường huyết đột ngột, đặc biệt là đêm khuya đang ngủ, cảm biến LinX sẽ rung chuông cảnh báo ngay lập tức giúp bạn phát hiên và xử lý kịp thời.
Ưu điểm vượt trội của LinX CGM:
-
Không cần lấy máu – không đau, không khó chịu
-
Cảnh báo tụt/hạ đường huyết ngay lập tức qua app LinX trên điện thoại
-
Kháng nước, nhỏ gọn, không ảnh hưởng sinh hoạt thường ngày
-
Theo dõi từ xa – chia sẻ dữ liệu đường huyết cho Bác sĩ và người thân có thể xem chỉ số và cảnh báo
-
Lưu trữ & phân tích dữ liệu để bạn và bác sĩ điều chỉnh phác đồ hiệu quả hơn
LinX CGM đặc biệt phù hợp với:
– Người tiểu đường lâu năm
– Người có biến chứng hoặc hay bị hạ đường huyết ban đêm
– Trẻ em, người lớn tuổi, người có nguy cơ cao
Hiểu rõ tụt đường huyết là gì và lý do tại sao bạn hay bị hạ đường huyết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và kiểm soát. Đừng để những cơn tụt đường bất ngờ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn với sự hỗ trợ từ công nghệ hiện đại như LinX CGM.
—————————————————————————————————————————————————————-
- Liên hệ để tư vấn và mua hàng: 096 266 6526 – 036 841 2372
- Mua trực tiếp sản phẩm LinX CGM trên Shopee để được ưu đãi.